Dự kiến tên và trung tâm Chính trị - Hành chính của 34 tỉnh sau sáp nhập
Dự kiến tên và trung tâm Chính trị - Hành chính của 34 tỉnh sau sáp nhập
Có 6 kết quả được tìm thấy
Dự kiến tên và trung tâm Chính trị - Hành chính của 34 tỉnh sau sáp nhập
Những ngày qua, trên không gian mạng dấy lên nhiều ý kiến, bàn luận xung quanh câu chuyện lớn về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, nhất là về việc lựa chọn trung tâm chính trị-hành chính và tên gọi mới của các đơn vị hành chính sau sắp xếp. Băn khoăn, lo lắng của người dân là hoàn toàn tự nhiên và dễ hiểu, bởi “quê cha đất tổ” luôn là một phần máu thịt, là cội nguồn thiêng liêng trong tâm thức mỗi người.
Trong niềm phấn khởi, tự hào, Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng thành phố Ninh Bình (30/6/1954-30/6/2024) diễn ra sáng 28/6 là dịp để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố ôn lại chặng đường vẻ vang đã qua; thắp lên niềm tin, khơi dậy khát vọng phát triển cùng phấn đấu xây dựng thành phố xứng với tầm vóc, vị thế, vai trò trung tâm chính trị-hành chính-kinh tế-văn hóa của thành phố trực thuộc Trung ương trong tương lai.
Sau 70 năm được hoàn toàn giải phóng (30/6/1954- 30/6/2024) và hơn 30 năm kể từ ngày tái lập tỉnh (năm 1992), trong lộ trình xây dựng, nâng cấp, phát triển đô thị và thành lập thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố Ninh Bình luôn khẳng định vai trò là trung tâm chính trị-hành chính, kinh tế, văn hóa, lịch sử, du lịch của tỉnh; đồng thời là đô thị đầu mối giao thông, cửa ngõ phía Nam vùng Duyên hải Bắc Bộ; có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng...
Trên địa bàn tỉnh có 9 khu đô thị, trong đó 2 thành phố trực thuộc tỉnh (thành phố Ninh Bình, thành phố Tam Điệp) và 7 thị trấn thuộc 6 huyện. Đô thị là khu vực có mật độ dân cư sinh sống cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp; là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội, lượng rác thải phát sinh trong các khu vực đô thị trên địa bàn tỉnh ngày càng gia tăng. Trong khi nhiều nơi việc xử lý rác thải vẫn còn nhiều khó khăn thì vấn đề thu gom, xử lý rác thải rắn tại các khu vực đô thị trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực.
Năm 2014, thành phố Ninh Bình được Thủ tướng Chính phủ công nhận là đô thị loại II trực thuộc tỉnh. Để xây dựng thành phố Ninh Bình sáng-xanh-sạch đẹp, thực sự xứng tầm là trung tâm chính trị - hành chính, kinh tế, văn hóa, lịch sử, du lịch của tỉnh, ngay sau Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015-2020, Thành ủy Ninh Bình đã ban hành Chương trình công tác số 3 về đẩy mạnh công tác quản lý đô thị trên cả 3 lĩnh vực: quy hoạch đô thị, xây dựng và vận hành đô thị thành phố Ninh Bình giai đoạn 2015-2020; tập trung xây dựng có trọng điểm hạ tầng kỹ thuật đô thị, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường giai đoạn 2015-2020.